NHỮNG PHỤC TRANG TRANG TRỌNG? TẠI SAO?

Kéo xuống để xem thêm
NHỮNG PHỤC TRANG TRANG TRỌNG? TẠI SAO?

NHỮNG PHỤC TRANG TRANG TRỌNG? TẠI SAO?

"Hãy làm cho nghệ thuật sống động, và làm cho cuộc sống đầy nghệ thuật" - Henri Jeanson (1938).

Trong một bài nghiên cứu thời trang mới đây ở Paris, một câu hỏi tưởng chừng quá đơn giản đã được đặt ra: Tại sao lại cần phải diện đồ, phải ăn mặc thanh lịch hay trang trọng, nhu cầu đó bắt nguồn từ đâu?

Câu trả lời hóa ra không phải đơn giản, và kết quả nhận được thực chất lại không có gì khác biệt giữa người thường hay những người sành sỏi thời trang.


- 1% được hỏi cho rằng: Cần diện đồ vì tính chuyên nghiệp nơi làm việc, hay vì tính chất công việc của một người. (Nhiều người đòi gặp luật sư để yêu cầu đảm bảo không tiết lộ danh tính bởi họ e ngại sếp mình có thể nhận ra nhân viên của ông ăn mặc còn tinh tế hơn cả ông.)

- 2% của nhóm khảo sát trả lời: Diện đồ là để "khoe". (Theo như số đông người mẫu hàng đầu, mặc dù hình như không ai nhận ra mình đang mặc đầy đồ hiệu trên người).

- 2% khác thì lại đáp: Diện đồ là sự thể hiện của “cái tôi” tự đại, vô tình hay cố ý.


- Lại 1% nữa thì cho hay: Lý do đơn giản là "để cưa các nàng"!

Còn đối với phần lớn còn lại 94%, quần áo là một niềm vui họ có thể chia sẻ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đây là những người có một niềm đam mê, yêu thích, và phóng túng về phục trang, quần áo, hay chính con người họ, rốt cục thì hình ảnh một người chọn để thể hiện ra thế giới xung quanh chẳng phải cũng chính là phần bản thân mà họ yêu thích nhất hay sao?

Động lực thúc đẩy 94% này là niềm vui đơn giản khi mặc quần áo. Phối hợp một bộ phục trang để mặc ở nhà hay đi bất cứ đâu tựa như đúc kết một tác phẩm nghệ thuật mỗi ngày vậy.


Việc ăn vận một cách hào nhoáng thực chất không liên quan đến sự tán thưởng xã hội mà đúng hơn là một cách thưởng thức những niềm vui cá nhân. Điều này có thể đúng với bất kể ai, bất kể địa vị, tiền tài, tuổi tác… bởi thời trang - tự bản thân nó là một ngôn ngữ quốc tế, cho bất cứ ai yêu thích nó, không vì lý do gì ngoài chính bản thân cái đẹp.

     Phải thừa nhận rằng có một sự hoài niệm về cái thời mà những nguyên tắc xã hội vẫn còn đòi hỏi một người cách ăn mặc cơ bản nhất định, khi những người trí thức sẽ không bỏ tiền vào quần jean xẻ rách, khi quy tắc phục trang áp dụng không phải chỉ một buổi dạ tiệc mà với cả xã hội. Nhưng chẳng có ai cố gắng quay trở về quá khứ hay áp đặt quy tắc đó vào thời đại mới cả, những người yêu thời trang chỉ là đang cố gắng cho bản thân gọn gàng và thanh lịch nhất có thể, và hoàn toàn không phải là phô trương.


 Trong khi phô trương là để thể hiện vị thế xã hội, trang trọng và thanh lịch là một nỗ lực để thể hiện bản thân một cách dễ chịu nhất có thể, với chính bản thân mình và với mắt người nhìn.

Tuy nhiên, nhiều lúc ta vẫn cảm thấy ăn mặc trang trọng hay thanh lịch đều thật là vô ích. Thời trang nam giới cổ điểm, tính toán và chi tiết đã không còn nhiều ý nghĩa như trước nữa, cho dù một chiếc áo vest hai hàng khuy với túi hộp và ve ngang cổ điển có giúp bạn nổi bật lên khỏi đám đông và khác biệt khỏi một người có mái tóc nhuộm xanh áo phông quần jean đi chăng nữa (hay thậm chí còn nổi bật hơn cả khi chính bạn là người có mái tóc nhuộm xanh).


 

 Vậy thì, các quý ông, rốt cục tại sao ta phải ăn mặc cho thanh lịch? Tại sao vẫn còn những tìn đồ thời trang yêu thích cái đẹp cổ điển và trang trọng?

Có lẽ, đơn giản như lời Henri viết ra, để làm cho cuộc sống của một người "nghệ thuật” hơn.



ChuongTailor - Tin tức